Địa chỉ: Công ty cổ phần ĐTPT TMDV VIETGROUP – văn phòng Green Office, số 79 đường 37, KDC Vạn Phúc City, phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – sáng thứ 7 hàng tuần
Địa chỉ làm việc: Số 69 đường Triệu Việt Vương, P.3, Thành phố Đà Lạt
2. Mô tả công việc
Là đầu mối tham gia trực tiếp vào quy trình vận hành xử lý hồ sơ các sản phẩm tài chính của giữa các phòng ban kinh doanh và vận hành và đối tác liên quan
Làm việc trực tiếp và hỗ trợ bộ phận Back-Office các vấn đề liên quan đến hồ sơ các dự án tài chính
Hoàn thành các báo cáo công việc hàng ngày/tuần tháng theo yêu cầu được phân công từ quản lý trực tiếp hoặc giám đốc vận hành
Các công việc khác theo sự phân công của quản lý trực tiếp.
3. Yêu cầu công việc:
Tốt nghiệp Trung cấp trở lên
Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm về các sản phẩm của các công ty tài chính (Mirea Asset, M Credit, PTF, Shinhan finance, SHB Finance…)
Sử dụng thành thạo các công cụ Microsoft Office (word, excel…)
Chăm chỉ, ham học hỏi, cầu tiến
Siêng năng, lanh lợi, có trách nhiệm với công việc
4. Quyền lợi:
Lương căn bản: 7,000,000đ – 10,000,000đ
Thử việc 2 tháng nhận 85% lương
Được tham gia BHXH – BHYT sau khi ký HĐLĐ
12 ngày phép/năm
Các chế độ phúc lợi khác theo quy định quy định pháp luật và theo chính sách từng thời kỳ của công ty.
Địa chỉ: Công ty cổ phần ĐTPT TMDV VIETGROUP – văn phòng Green Office, số 79 đường 37, KDC Vạn Phúc City, phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Trung tâm tư vấn dịch vụ khách hàng qua điện thoại
Vị trí: Trưởng bộ phận kinh doanh
Cấp bậc: Quản lý
Thời gian và địa điểm làm việc
8h00 – 17h00
Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần
Địa điểm làm việc: Số 69 đường Triệu Việt Vương, P.3, TP Đà Lạt
Mô tả công việc
Chịu trách nhiệm hoạch định phát triển và quản lý hoạt động nhóm tư vấn bán hàng qua điện thoại từ 20 -25 nhân viên
Xây dựng kế hoạch kinh doanh, triển khai và giám sát hoạt động tư vấn bán hàng của toàn bộ nhận viên quản lý nhằm đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu công việc được giao
Phối hợp với bộ phận nhân sự tiến hành tuyển dụng và huấn luyện đào tạo nhân sự mới
Làm việc với các bộ phận hỗ trợ liên quan nhằm đảm bảo hoạt động tư vấn bán hàng đạt được hiệu suất cao nhất
Xây dựng, phát triển và quản lý nguồn dữ liệu khách hàng tiềm năng
Chịu trách nhiệm quản lý các yếu tố rủi ro trong quá trình tư vấn bán hàng của toàn bộ nhân viên
Đảm bảo các tiêu chí quản lý nợ sau giải ngân theo chính sách từng dự án
Chủ động đưa ra các ý kiến đề xuất nhằm mục đích tối đa kết quả hoạt động
Thực hiện các báo cáo công việc định kỳ cho cấp quản lý trực tiếp
Thực hiện các nội quy làm việc tại công ty hoặc các yêu cầu khác từ quản lý trực tiếp
Động viên khích lệ tạo động lực làm việc đối với nhóm kinh doanh.
Yêu cầu công việc
Có kinh nghiệm quản lý tối thiểu 01 năm trong lịch vực tư vấn bán hàng qua điện thoại các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng như: Mirea Asset, Mcredit, SHB Finance, Shinhan Finance, PTF, Lotte Finance, Easy Credit…
Ưu tiên ứng viên đang sinh sống và làm việc tại Lâm Đồng hoặc các khu vực lân cận
Có kiến thức sử dụng các hệ thống quản lý bán hàng qua điện thoại (CRM) lĩnh vực tài chính ngân hàng
Có kỹ năng quản lý và làm việc nhóm
Tư duy tích cực, trách nhiệm với cộng việc
Quyền lợi
Thu nhâp gồm: Lương căn bản (thỏa thuận từ 15 – 30 triệu), lương kinh doanh và chính sách khen thưởng theo từng thời kỳ
Được làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp và nhiều cơ hội phát triển
Đa dạng sản phẩm và phân khúc, khu vực hỗ trợ toàn quốc
Được cung cấp đầy đủ các công cụ hỗ trợ công việc
Được tham gia đầy đủ các chính sách, quyền lợi theo quy định của pháp luật cũng như theo chính sách từng thời kỳ của công ty
Địa chỉ: Công ty cổ phần ĐTPT TMDV VIETGROUP – văn phòng Green Office, số 79 đường 37, KDC Vạn Phúc City, phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Vị trí tuyển dụng: Nhân viên tư vấn tín dụng cá nhân qua điện thoại
Thời gian và địa điểm làm việc:
Thời gian làm việc: GIỜ HÀNH CHÍNH
Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, Thứ 7 được nghỉ cố định buổi chiều
Địa điểm làm việc: Số 69 đường Triệu Việt Vương, P.3, TP Đà Lạt
Mô tả công việc
Thực hiện cuộc gọi theo danh sách có sẵn do công ty cung cấp qua hệ thống để xác nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm vay vốn tín chấp tiêu dùng của khách hàng
Thu thập thông tin về điều kiện và hồ sơ vay vốn của khách hàng có nhu cầu tham gia các dịch vụ vạy vốn các công ty tài chính liên kết
Tư vấn gói vay phù hợp với điều kiện và hồ sơ của khách hàng
Hỗ trợ hoàn thành hồ sơ vay vốn và nhập liệu thông tin khách hàng lên hệ thống chuyển các công ty tài chính liên kết thẩm định và cho kết quả giải ngân
Yêu cầu công việc
Giọng nói dễ nghe, rõ ràng
Đảm bảo yêu cầu thời gian làm việc tối thiểu
Yêu thích công việc tư vấn bán hàng, giao tiếp với khách hàng
Thái độ làm việc tích cực, siêng năng, cẩn thẩn và có trách nhiệm
Nhân sự chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo chi tiết về công việc
Quyền lợi
Thu nhập trung bình: 7.000.000 – 20.000.000 / tháng
In the period of 2015-2019, the market size of the consumer finance, in term of outstanding loan portfolio, enjoyed average growth rate of over 30% per year. In 2020, the sector witnessed a significant slowdown with growth rate of around 10%, due to negative impacts of COVID-19. However, according to Mr. Le Xuan Dong, Head of Market Research and Consulting Services at FiinGroup (FiinResearch), Vietnam consumer finance sector would recover and maintain strong growth momentum in coming time. The market is estimated to grow at around 13% – 17% in 2021 based on the strong recovery of the whole economy, consumption demand from customers as well as improved risk appetite by lenders.
How would FiinResearch see the opportunities and potentials in the local consumer lending market?
Which factors are boosting that potentials?
What challenges has lender in consumer finance sector been facing recently, in terms of falling consumer spending demand, tightening regulations, or risk management?
Let’s have a look at the story about how Vietnam’s consumer finance market is recovering in 2021 in May Edition of Vietnam Economic Times Magazine HERE.
Trong năm 2020, Fintech Việt Nam nhận được nhiều tín hiệu tốt nhờ việc kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, áp dụng công nghệ, tạo ra nhiều nền tảng giao dịch kỹ thuật số và hơn hết là được sự hỗ trợ trực tiếp từ Chính Phủ.
Đặc biệt, Theo báo cáo về Fintech tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của IDC Financial Insights, có 5 đại diện Việt Nam trong nhóm Fintech Fast 101 (101 công ty Fintech có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong năm 2020) bao gồm Payoo và 4 ví điện tử lớn, đang chiếm 92% thị phần ví điện tử của Việt Nam là MoMo, Moca, Tima và ZaloPay.
Những khoản đầu tư triệu đô cho Fintech startup
Theo Vietnam Fintech Report 2020 của tờ Fintech News, thị trường Fintech Việt Nam 2020 thu hút được hàng trăm triệu USD trong 04 thương vụ kêu gọi vốn thành công, ước tính tổng giá trị Fintech đạt khoảng 7,8 tỷ USD.
Vào cuối năm 2019, VNPAY trở thành công ty Fintech nhận được số vốn đầu tư lớn nhất trong lịch sử Việt Nam khi nhận của SoftBank Vision Fund và CIC 300 triệu USD. Những con số ấn tượng tiếp theo thuộc về ví điện tử MoMo, khi hoàn tất thủ tục nhận vốn đầu tư 100 triệu USD trong vòng quay vốn Series C từ Warburg Pincus.
Nhận nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, năm 2020 đánh dấu một năm khó khăn hơn với thị trường Fintech thế giới và cả Việt Nam. Hầu hết các thương vụ đầu tư Fintech đều dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp mới:
01/2019 – Momo gọi vốn lên đến 100 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C từ tập đoàn Warburg Pincus (100 triệu USD)
04/2019 – Utop nhận được vốn đầu tư 3 triệu USD sau khi phát hành ra công chúng (Initial Public Offerings IPO) từ FPT và SBI Holdings.
07/2019 – Công ty mẹ của ví điện tử VNPAY kêu gọi được 300 triệu USD từ Vision Fund và GIC của SoftBank
11/2019 – Axie InFInity đã gọi vốn lên đến 1,5 triệu USD từ Pangea BlockchainFund, Hashed, ConsenSys và 500 Startup.
12/2019 – Interloan nhận được vốn đầu tư là 500,000 USD từ Phoenix Holdings.
04/2020 – Finhay đã gọi được vốn ở vòng gọi vốn đầu tư từ nhà đồng sáng lập Jeffrey Cruttenden và Chứng khoán Thiên Việt.
09/2020 – Wee Digital đã gọi được vốn lên đến hàng triệu USD từ InterVest và VinaCapital Ventures.
09/2020 – Fvndit gọi được 30 triệu USD cho mô hình cho vay ngang hàng của mình (P2P) tại Việt Nam.
09/2020 – Kim An Group chuyên về công nghệ chấm điểm tín dụng, đã kêu gọi được một khoản đầu tư (không tiết lộ số vốn cụ thể) từ vòng gọi vốn Series A từ Patamar Capital, Viet Capital Ventures và East Ventures.
Hơn nữa, nhiều thương vụ mua lại chiến lược hoặc mua lại ban quản lý (MBO) cũng khiến cho bản đồ Fintech có nhiều xáo trộn. Tuy nhiên, câu chuyện này vẫn hoạt động theo chu trình ‘cá lớn nuốt cá bé’.
09/2018 – Grab nắm giữ cổ phần trong Moca-một công ty startup thanh toán di động tại Việt Nam
05/2019 – VinID thâu tóm doanh nghiệp People Care (app ví điện tử Monpay)
06/2019 – Vimo Technology JSC và mPos Technology JSC đang sáp nhập thành một tổ chức kết hợp có tên là NextPay Holdings
12/2019 – Ant Financial, công ty Fintech hàng đầu Trung Quốc, thuộc chủ sở hữu của Alibaba nắm giữ cổ phần đáng kể trong ví điện tử eMonkey. Lazada Việt Nam đã tích hợp eMonkey vào nền tảng của mình.
04/2020 – Vietnam giảm 49% vốn sở hữu nước ngoài dự kiến đối với các doanh nghiệp thanh toán điện tử
09/2020 – Gojeck của Indonesia đã nắm giữ lợi nhuận của WePay
Ngoài các quan hệ đối tác ngân hàng quốc tế, các ngân hàng trong nước là những đối tác quan trọng trong lĩnh vực thanh toán. Báo cáo dẫn lời một quan chức giấu tên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết:
“Tại Việt Nam, 72% các công ty Fintech công nghệ tài chính chọn hợp tác với các ngân hàng trong việc kinh doanh và cung cấp dịch vụ, thay vì tham gia vào một cuộc cạnh tranh trực tiếp”.
Năm 2020, tại Việt Nam, các ngân hàng kỹ thuật số (Digital Banking platform/Neobank/Neo-banking) phát triển nhanh chóng nhờ vào việc áp dụng xu hướng fintech (Fintech Trends) tốt, ngành thương mại điện tử (e-commerce payment) bùng nổ và ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Đây cũng là điều kiện để ngân hàng và fintech kết nối, trong đó phải kể đến:
Kết nối với các fintech quốc tế: VietinBank và Opportunily Network (Anh), CIMB Bank Vietnam and Toss (Hàn Quốc), VPBank và BE Group (Thụy Điển), OCB và RippleNet (Mỹ), và TPBank với Backbase (Hà Lan), một số ngân hàng khác đã hợp tác với các công ty khởi nghiệp trong nước.
Trong nước: Sau 5 năm hoạt động, Timo từ bỏ đối tác ngân hàng ban đầu là VP Bank và chuyển sang Viet Capital Bank. Nền tảng ngân hàng kỹ thuật số được đổi thương hiệu thành Timo Plus và giới thiệu trang web và ứng dụng di động mới
Tập đoàn tài chính Shinhan ngày 22/10 thông báo đã ký một biên bản ghi nhớ với công ty con tại Việt Nam của gã khổng lồ Grab có trụ sở tại Singapore để cùng phát triển các dịch vụ tài chính kỹ thuật số mới.
Toàn cảnh thị trường Fintech Việt Nam 2020
Bản đồ Vietnam Fintech 2020
Theo báo cáo của Fintech News Singapore, hiện Việt Nam có khoảng 115 công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính. 115 công ty này hoạt động chủ yếu trong 5 lĩnh vực chính và chiếm 76% trên tổng số (Thanh toán, Cho vay P2P, Blockchain, POS, Quản lý tài sản). Trong đó, 38 công ty khởi nghiệp về Thanh toán và 18 công ty cho vay P2P, chiếm 49% số doanh nghiệp tham gia vào thị trường fintech.
Phân khúc lĩnh vực Fintech Việt Nam năm 2020
Sự phát triển của các công ty khởi nghiệp Fintech Việt Nam trong vòng 5 năm qua rất đáng chú ý. Năm 2015, có tổng cộng 39 công ty khởi nghiệp tại Việt Nam. Báo cáo không cho biết có bao nhiêu trong số này thực sự được thành lập vào năm 2015 hoặc sớm hơn. Nhưng trong cả năm 2019 và 2020 đã có tổng cộng 115 công ty khởi nghiệp được thành lập.
Tuy nhiên, phần lớn các công ty trong lĩnh vực Fintech ở Việt Nam đều hoạt động trong lĩnh vực thanh toán B2C, B2B Fintech vẫn chưa có nhiều hoạt động sôi nổi và một số nhà sáng lập fintech (Fintech Founder) đang tìm kiếm thị trường ngách cho chính mình (Niche Market Fintech). Lĩnh vực này chiếm 33% tổng số các công ty khởi nghiệp Fintech vào năm 2020. Lĩnh vực hoạt động tích cực nhất tiếp theo là cho vay P2P với 16% số công ty khởi nghiệp. Các lĩnh vực khác chiếm từ 2% đến 13% trong bối cảnh khởi nghiệp vào năm 2020.
Nguồn vốn trong không gian Fintech chiếm 36% tổng số vốn tài trợ cho các startup Fintech ở ASEAN. Với mức 435 triệu USD được báo cáo từ năm 2019 đến năm 2020, với hai hoặc ba khoản đầu tư lớn chiếm phần lớn số tiền, Việt Nam có đủ khả năng để đảm bảo vị trí thứ hai trong ASEAN về đảm bảo nguồn vốn khởi nghiệp trong các công ty Fintech.
Điểm mặt những Fintech Startup có triển vọng trong 2021
Tima: là nền tảng Fintech cho vay trực tuyến hoạt động tại Việt Nam được thành lập vào năm 2015. Ngoài dịch vụ cho vay, Tima còn mở rộng dịch vụ thế chấp, các dịch vụ ngành tài chính (financing industry) và tư vấn khách hàng.
MoMo là ví điện tử và ứng dụng thanh toán di động do công ty M_Service của Việt Nam phát triển. MoMo cho phép người dùng thao tác thanh toán trực tuyến, chuyển khoản ngang hàng, mua ứng dụng trò chơi, nạp tiền điện thoại, thanh toán tiện ích. Hiện tại, MoMo đang hỗ trợ khách hàng thanh toán cho gần 100 nhà cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp trực tuyến, tích hợp với hơn 20 ngân hàng trong nước, cũng như các trung tâm thanh toán quốc tế bao gồm Visa, Master Card và JCB. Tính đến tháng 9 năm 2020, MoMo đã có 20 triệu người dùng trên cả hai nền tảng là iOS và Android. Hiện MoMo đang được bình chọn là một trong 100 nhà sáng tạo Fintech toàn cầu hàng đầu năm 2018 và là 1 trong 5 đại diện tiêu biểu của Việt Nam nằm trong Fintech Fast 101 (01 công ty Fintech khởi nghiệp có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong năm 2020).
Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam có giá trị gần 1,7 triệu tỷ đồng năm 2019, tăng trưởng kép với tốc độ 35% mỗi năm.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa bán 49% cổ phần FE Credit cho SMBC với giá 1,4 tỷ USD, một trong những thương vụ “khủng” nhất ngành ngân hàng trong những năm trở lại đây.
Mức định giá của FE Credit rơi vào khoảng 2,8 tỷ USD đang cao hơn so với nhiều ngân hàng tầm trung tại Việt Nam như VIB, HDBank, SHB, OCB…
Theo tính toán từ FiinGroup (Công ty chuyên về dữ liệu tài chính), định giá của FE tương ứng mức 3,4x P/B, 22x P/E và 0,9x Loan Book (Giá trị cổ phiếu trên dư nợ).
P/B của FE Credit cao hơn gần 40% so với bình quân các giao dịch tương đồng đã diễn ra trong quá khứ. Mức giá này cũng cao hơn mặt bằng định giá của cổ phiếu các ngân hàng Việt Nam hiện có bình quân P/B 1,79x và P/E 16x.
Câu hỏi đặt ra là liệu FE Credit có xứng đáng với mức định giá này?
FE Credit hiện là đơn vị đầu ngành trong 16 công ty tài chính tiêu dùng, dư địa của mảng này thậm chí còn lớn hơn cả của ngân hàng truyền thống. FE Credit đang chiếm gần 50% thị phần tài chính tiêu dùng, vượt trội so với các đối thủ chính.
Trong năm vừa qua, dù ảnh hưởng của COVID-19 khiến doanh thu và lợi nhuận giảm sút, tỷ lệ nợ xấu tăng lên đáng kể, nhưng tình hình tài chính của FE Credit cơ bản vẫn cao hơn so với bình quân ngành, cụ thể là NIM, nợ xấu, thanh khoản và các chỉ số lợi nhuận.
Thu nhập hoạt động của FE đạt 18.231 tỷ đồng trong năm 2020, giảm hơn 3%; lợi nhuận sau thuế 2.970 tỷ đồng, giảm 17%.
Một luận điểm khác được đưa ra là mức định giá cao cũng có thể để trả cho control premium khi SMBC đã mua được 49% cổ phần FE Credit và 1% còn lại do VCSC đang nắm giữ.
Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên của VPBank, Chủ tịch Ngô Chí Dũng cho biết khi bán vốn đã có hai phương án được đưa ra: một là IPO rồi niêm yết, hai là bán cho cổ đông chiến lược.
Ông Dũng nói rằng nếu IPO thì định giá của FE Credit thậm chí lên tới 4 tỷ USD. Nhưng VPBank quyết định hợp tác với SMBC để tận dụng nguồn vốn rẻ và kinh nghiệm của họ.
Đó là phía ngân hàng Việt Nam, còn đối tác SMBC, một trong 3 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản và giàu truyền thống, họ kỳ vọng gì?
Cách tiếp cận thị trường Việt Nam của SMBC (Lưu ý SMBC còn giữ hơn 15% cổ phần EximBank)
Trong thông báo của mình, SMBC đánh giá FE Credit là một công ty biết cách làm thế nào (know – how) để vươn lên vị thế dẫn đầu về cho vay tiêu dùng tại thị trường Việt Nam trong khoảng thời gian 10 năm.
Khả năng này đến từ đội ngũ quản lý mạnh, hệ sinh thái đa dạng với tập khách hàng khổng lồ. FE Credit có khả năng sinh lời ấn tượng, ngay cả trong năm COVID-19, ROE đạt trên 20%, những năm trước đó thậm chí còn lên tới gần 30%. SMBC cũng đánh giá FE Credit là công ty với hệ thống hoạt động hiệu quả, tỷ lệ CAPEX xấp xỉ 30%. Mạng lưới của công ty Việt Nam cũng rộng khắp trên toàn quốc với khoảng 20.000 điểm kinh doanh và đội ngũ nhân sự đông đảo trên 13.000 người.
Nhưng tầm nhìn của SMBC là hướng đến tiềm năng to lớn của thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam.
Năm 2019, thị trường này có giá trị khoảng 1,681 triệu tỷ đồng, tăng trưởng kép hơn 35% mỗi năm. Việt Nam đang có khoảng 96 triệu dân, xếp thứ 3 Đông Nam Á với độ tuổi trung bình 31,9. Tỷ lệ vay tiêu dùng trên GDP ở mức 28%, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (38%), Nhật Bản (50%), Trung Quốc (55%), Singapore (69%). Những yếu tố này để ngỏ dư địa tăng trưởng rộng lớn. javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201015);}else{parent.admSspPageRg.draw(201015);}
Ý tưởng của SMBC là kết hợp sức mạnh của ngân hàng đứng số 1 Nhật Bản về tài chính tiêu dùng với sản phẩm dịch vụ chất lượng, nền tảng tài chính ổn định với công ty cho vay tiêu dùng số 1 Việt Nam trong một thị trường tiềm năng.
Thương vụ có khả năng tác động thế nào?
Theo FiinGroup, bản chất của giao dịch này là VPBank thoái 49% vốn của FE Credit, trong ngắn hạn tiền sẽ chảy về công ty tài chính khoảng 3.572 tỷ đồng (154 triệu USD) do VPBank đã tăng vốn điều lệ cho FE lên 10.900 tỷ đồng ngay trước khi giao dịch được công bố.
Nhưng FiinGroup đang kỳ vọng lớn hơn từ giao dịch tỷ đô này, hơn chỉ là tiền, đó là sự cộng hưởng cùng SMBC trên nhiều khía cạnh.
Thứ nhất, với nguồn vốn giá rẻ từ ngân hàng Nhật, FE có thể tận dụng để huy động mới hoặc cơ cấu lại nguồn vốn huy động giúp cải thiện chi phí vốn, NIM và lợi nhuận. Thực tế tại các công ty tài chính từng được đầu tư bởi đối tác Nhật như HD Saison, Mcredit hay JACCS đều cho thấy điều này.
Thứ hai, kinh nghiệm quản trị rủi ro và phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng của SMBC đã có ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Thái Lan có thể giúp ích nhiều cho công ty Việt Nam trong hành trình tương lai.
Bí quyết của FE Credit là gì?
FE Credit đã có một thập kỷ phát triển hết sức thú vị cùng với ngành tài chính tiêu dùng của Việt Nam.
Công ty ban đầu tách ra từ khối tín dụng tiêu dùng của VPBank với sản phẩm là cho vay mua xe máy trả góp.
Đến năm 2015, pháp nhân độc lập FE Credit được thành lập. Năm 2016, công ty nhận khoản vay hợp vốn giá trị 100 triệu USD từ Credit Suisse.
Tính đến hết năm 2020, tổng tài sản của FE Credit đạt gần 73.400 tỷ đồng, trong đó giá trị cho vay khách hàng hơn 64.400 tỷ đồng.
Sản phẩm chủ lực của FE là cho vay tiền mặt, chiếm 72% cơ cấu; thẻ tín dụng 11%; cho vay mua xe máy 7%; cho vay khách hàng trung thành 4%; còn lại 6% cho các khoản vay khác.
Giới phân tích đánh giá cao FE Credit bởi khả năng chuyển đổi số, công ty đã tập trung đầu tư nâng cấp vấn đề này từ rất sớm và đang là một trong những đơn vị đi đầu tại Việt Nam.
Danh mục cho vay của FE Credit
Hai ứng dụng nổi bật của FE Credit là $NAP giúp rút ngắn thời gian duyệt vay xuống còn 15 phút và $HIELD giúp khách hàng tiếp cận các gói bảo hiểm giá rẻ trong vài phút.
Trong những năm gần đây, FE đẩy mạnh việc khai thác tập khách hàng hiện hữu, tăng cường hoạt động bán chéo nhờ tập dữ liệu khách hàng rộng lớn, cùng với đó công ty cũng đang tiếp cận gần hơn với tập khách hàng trung và cận cao cấp.
Mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước của FE Credit giúp đem về gần 250.000 khoản vay mới mỗi tháng. Trong 10 năm, công ty cho biết đã phục vụ 14 triệu khách hàng.
Thương vụ bán vốn cho SMBC được kỳ vọng giúp FE Credit và cả ngân hàng mẹ VPBank có thể bước sang một chương mới trong quá trình phát triển.
“Chúng tôi muốn nhấn mạnh, việc bán FE Credit không phải là VPBank bỏ một con gà đẻ trứng vàng mà chúng tôi tìm đối tác chiến lược để đem lại giá trị lớn hơn”, ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng giám đốc VPBank chia sẻ.
Trên thị trường, tin đồn VPBank bán vốn FE Credit đã xuất hiện từ lâu. Trong năm 2021 tính đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu VPB đã tăng gần gấp đôi.